Tại sao bạn không dám khác biệt?

INTRO

🎙️ Nếu bạn thích NGHE hơn ĐỌC, bài viết dài này đã được xuất bản thêm thành Podcast. Mời bạn lắng nghe ở ĐÂY

_

Dám khác biệt, ko có nghĩa là CỐ để “tỏ ra” khác biệt. 

Dám khác biệt, ko có nghĩa là làm những điều trái với đạo đức dưới cái mác “tôi khác biệt”.

Dám khác biệt, ko có nghĩa là “tự cao tự đại” và ko lắng nghe đóng góp của ai.

Bạn vẫn lắng nghe, nhưng chắt lọc đâu là đóng góp thực lòng, đâu là tìm cách chê bai, bắt lỗi, dìm hàng.

Dám khác biệt là DÁM nghĩ khác, DÁM làm khác, DÁM chấp nhận thất bại, rút ra bài học và đứng lên mạnh hơn. 

Dám khác biệt là thói quen tư duy độc lập, ko quen bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ và quyết định của đám đông.

Dám khác biệt, để bạn được là chính bạn.

_

Khi mình học cách ăn uống healthy, nghiên cứu chế độ ăn thực vật, từ bỏ đồ ăn nhanh, ko chấp nhận hút thuốc, rượu bia để “hòa đồng” - Một người nói: “Bạn cứ khác biệt đi, rồi bạn sẽ chết với cái khác biệt của bạn, xã hội sẽ cô lập bạn”. 

Thời “đi học” (trong ngoặc kép), mình có 1 đôi giày với 2 màu giây khác nhau, mình bị chỉ trỏ, đấu tố hồng vệ binh, và bị cho là thích gây sự chú ý. Trong khi chỉ đơn giản là mình thích. 

Thời ấy, mình hay bùng học “trên lớp”, và ở nhà tự học. 

Bởi vậy, mình học nhanh và hiệu quả, điểm cao, mà lại ko tốn thời gian lên lớp. Nên chính bởi vậy, “bạn cùng lớp” ghét.

Khi mình chia sẻ thẳng thật về sự tuyệt vời của giáo dục online, từ coursera, Havard, MIT, Standford, về mặt chi phí, hiệu quả, chất lượng so với giáo dục trường học truyền thống… một số người nhảy dựng lên và phản ứng lại, cười và chê bôi bởi nó quá khác với những gì họ “được đào tạo”, nó “ko chính thống”. 

Khi mình bỏ đại học top, để tự đào tạo và giáo dục tự do cho bản thân, một số người cũng nói “cố nốt cho xong”, phải có “cái bằng” để thiên hạ nhìn vào thấy mình “có học”. Một số người khác cũng an phận thủ thường nói “cố lấy cái LẬN LƯNG”, bởi “lỡ đâu sau này”?

“Ừ thì biết có thể mày giỏi và có năng lực chuyên môn rồi, nhưng ko có CÁI BẰNG thì sao CHỨNG MINH ĐƯỢC?”.

Đây là chủ đề cho 1 podcast khác, “Ko học đại học thì làm gì, và cách chứng minh năng lực trong thời buổi hiện đại”.

Trên đây chỉ là một vài trong muôn vàn ví dụ. Chắc hẳn bạn cũng đã gặp những tình huống và những trải nghiệm tương tự của riêng bạn.

Có lẽ bạn hiểu cảm giác giằng co giữa 2 thái cực. 

1 bên bạn biết, bạn tin những gì bạn học, đọc, ngẫm, trải nghiệm, và thực hành là đúng. Nhưng nó quá “kỳ quặc” (weird) với đám đông. 

1 bên bạn sợ ko dám bộc lộ bản thân, suy nghĩ, chính kiến và lập trường, hay là nguyên tắc cá nhân.

Bởi cái mạng nhện giáo điều quá lớn, quá chằng chịt. 

Lực hút của đám đông quá mạnh, như 1 cục nam châm khổng lồ vô hình, nó hút bạn lại.

Phần lớn sẽ chọn “thỏa hiệp” và mất mình. Bởi nó quá dễ. 

Nếu bạn đồng cảm được với podcast, (hay bài viết này) mình tin bạn ko phải người như vậy.

Cái giá của sự thỏa hiệp là thoải mái trong ngắn hạn, nhưng hại trong dài hạn cho con người cá nhân bạn.

ĐỪNG BÁN RẺ LINH HỒN CHO QUỶ DỮ 

LẦN ĐẦU, bạn chứng kiến những thói hư, tật xấu, tệ nạn trong gia đình, trường học, hay môi trường làm việc công sở. Bạn shocked.

Bạn tự nhủ, chắc chắn 100% tôi sẽ ko bao giờ như họ.

NHƯNG, lực hút của đám đông và xã hội QUÁ LỚN. Nó kéo bạn lại.

Lúc này bạn quan sát xung quanh KO phải chỉ có một số ít, mà AI cũng như vậy.

Ai cũng tống cổ con vào trại nhồi sọ, để con "được đào tạo" giáo dục triều đình, sặc mùi suýt xoa, nịnh bợ, tung hô, và nhồi nhét sự hận thù.

Tôi biết nó tệ rồi, nhưng tôi chỉ dừng lại ở BIẾT.

Bởi nếu tôi HIỂU, tôi đã làm khác rồi.

Rồi tự huyễn hoặc bản thân, biết đâu "có gì hay thì sao", "cần gì phải cực đoan như thế".

Một trong số họ chửi bạn:

Bố thằng điên, hai chấm ngoặc ngoặc :))

Ai cũng bỏ tập, thừa cân béo phì, bỏ ăn uống tử tế, ăn thức ăn nhanh, cơm hàng cháo chợ, để "hi sinh vì sự nghiệp", OT, bệnh tật đầy người. Cực unhealthy.

Mà cái "sự nghiệp" của họ có thật sự năng suất, sáng tạo, đổi mới, chất lượng cao, tạo ra giải pháp hay sáng chế gì tuyệt vời ko? - bạn có thể tự biết?

Ai cũng nói để "thăng tiến" bạn phải biết uống bia rượu, thuốc lá, một số người phải đi karaoke tay vờ-ịn cùng các "sếp".

Ai cũng quan tâm đến ngôi sao, celeb và con của celeb, anh hai gió, anh ba sóng nào đó... Ai cũng bắt trend tóp tóp mỗi ngày.

Bạn thì quan tâm đến tư duy, triết học, khoa học, nghệ thuật, công nghệ,... những thứ có chiều sâu, bạn ko xài mạng xã hội để tiêu thụ thông tin - bạn ko có chủ đề gì để nói và cười với họ.

Bạn bị lệch pha, bạn tự hỏi - giờ mình phải xem theo họ chứ?

Ai cũng sẽ muốn bạn bỏ đi tư duy độc lập cá nhân, để cùng "hòa" (tan) vào tập thể. WOW.

Ai cũng muốn bạn "thỏa hiệp đi".

Cảm giác thật tuyệt vời, có những người giống mình, ngồi cùng mâm nhậu, ko mất lòng ai, tất cả hề hề nói chuyện phiếm cho qua ngày.

Cảm giác này rất an toàn, rất tập thể. Mình hiểu bạn.

Bạn sợ cô đơn. Bạn sợ ko ai hiểu cho bạn.

Bạn MUỐN được THUỘC VỀ 1 phần của cái tập thể nào đó. Dù nó nát bấy đến bao nhiêu.

Đây là human nature. Thuộc phần CON bản năng của bạn.

Nó được lập trình trong gen của bạn từ cả triệu năm tiến hóa.

Đó là lý do bạn KO BAO GIỜ phát triển được bản thân, khi bạn CHƯA HIỂU BẢN THÂN.

Ko quan trọng bạn đã đọc bao nhiêu, nếu bạn ko ứng dụng được vào chính bản thân bạn, để hành động theo những gì bên trong bạn thực sự muốn.

Dù bạn có đọc vài trăm cuốn sách làm giàu, phát triển bản thân, động lực kỷ luật bla blo cũng là vô nghĩa.

Khoảnh khắc bạn bán linh hồn cho quỷ dữ ở mọi lúc, mọi nơi.

Đặc biệt là những quyết định BỊ tác động bởi đám đông của bạn.

Nó ko chỉ dừng ở những ví dụ đã nêu trên.

Mỗi lần bạn thỏa hiệp với lý tưởng của bạn, làm trái đi với mong muốn thực sự bên trong con người bạn. Bạn đang vote cho con quỷ.

Lâu dần bạn hòa tan, bạn mất mình, bạn trở thành họ lúc nào không hay. Bản thể của bạn trở nên mờ nhạt.

Lúc này, những cái bạn từng cho là dở tệ, trở thành bình thường.

Một ngày bạn ko còn nhận ra chính bản thân mình nữa.

Nếu bạn đang ở môi trường tập thể khiến bạn tệ đi, hãy dũng cảm bứt ra, thay đổi môi trường.

Đừng bán rẻ linh hồn cho quỷ dữ.

TẠI SAO BẠN KHÔNG DÁM KHÁC BIỆT?

Sự thật là bạn không sợ sự khác biệt.

Bạn sợ phải chịu trách nhiệm cho sự khác biệt của bạn.

Bạn sợ cô đơn, sợ bị từ chối, sợ bị bỏ rơi.

Bạn sợ người khác (bạn bè, gia đình, người quen, đồng nghiệp) sẽ phán xét, đánh giá, và nói xấu sau lưng bạn. 

Bạn sợ ko có ai chơi cùng nữa, sẽ ko ai yêu thương bạn, bạn sợ bị tẩy chay, xa lánh, ko có tập thể để “hòa đồng”.

Nỗi sợ của bạn là hợp lý, mình cũng từng như vậy.

Bạn quá coi trọng ý kiến và quan điểm của người khác về bạn, hơn của chính bạn.

Bạn sợ khi mình sống bất cần, họ sẽ cho mình là người “aggressive” và “không khiêm tốn”.

Trong khi có thể chính họ mới là người như vậy, ko phải bạn.

Bởi bạn đã từng là họ trước khi có suy nghĩ cá nhân độc lập, bạn hiểu cách suy nghĩ, cảm xúc, những phản ứng của họ, bạn biết những suy nghĩ đó đến từ đâu, nhưng họ có thể chưa bao giờ cố gắng hiểu, và giữ tư duy mở để lắng nghe những gì bạn đang thấy - cái mà họ cho là “khác người”.

Cơ chế tự vệ (defense mechanism) của họ quá lớn, khiến họ không thể nghe và chấp nhận những gì quá mới, quá shock, quá challenge, khác với những gì họ được dạy, được nghe, và bị áp đặt bởi phần đông xã hội xung quanh.

Chỉ có bạn mới là người có bức tranh toàn cảnh (full context) về chính bạn. 

Họ thậm chí còn ko thèm nghe bạn nói. Một số còn chửi bạn, khó chịu với bạn.

KHÁC BIỆT LÀ MỘT ĐIỀU HIỂN NHIÊN

Chúng ta vốn khác nhau từ khi sinh ra.

Ai trong chúng ta cũng khác biệt, mỗi người đã là một bản thể độc lập, không ai giống ai.

Chúng ta khác nhau ko chỉ về khuôn mặt, hình hài mà còn là bộ não, DNA.

Khi trưởng thành, đáng ra chúng ta sẽ có những sở thích, đam mê khác nhau, trải nghiệm khác nhau.

Dẫn tới, cách suy nghĩ và tư duy khác nhau, có các góc nhìn khác nhau.

Bạn tư duy, suy nghĩ, đưa ra quyết định, hành động, và đạt được kết quả khác người khác.

Bởi bạn có những thông tin khác họ, bạn đọc, bạn nghe, bạn trải nghiệm, bạn thấy những thứ họ ko thấy.

Con người chúng ta phức tạp, đa dạng, vì chúng ta ko phải robot dây truyền trong nhà máy, vốn nhàm chán, bởi bị dập khuôn giống nhau.

Vậy bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao khi nhìn xung quanh, bạn thấy ai cũng na ná giống nhau?

Họ học, nghe, đọc những thứ giống nhau, có cách suy nghĩ và  tâm lý giống nhau.

Họ cùng “theo đuổi” 1 mục tiêu giống nhau, cách họ hành động giống nhau.

Họ cùng trải qua 1 vòng đời giống nhau:

  • Sinh ra.

  • Lớn lên.

  • Đi “học” (12 năm + 4), nhiều người cộng thêm 2.

  • Đi làm nhà máy hoặc văn phòng công sở.

  • Lập gia đình + trả nợ học phí và nợ đám cưới.

  • 20 năm tiếp theo để trả nợ mortgage nhà xe, nuôi con để con tiếp tục vòng đời giống họ.

  • Già. Nghỉ hưu. Lên giường bệnh. Và chết.

Bạn sinh ra là 1 tờ giấy trắng.

Bạn ko giống ai từ khi sinh ra.

Vậy…

TẠI SAO CHÚNG TA ĐÁNH MẤT BẢN THÂN VÀ TRỞ NÊN GIỐNG NHAU?

Đó là bởi hàng bao nhiêu năm, tất cả chúng ta cùng bị mắc kẹt trong những cái hộp, cái khuôn mẫu, hệ thống lỗi giống nhau.

Bạn ko có quyền lựa chọn và thoát ra trong những giai đoạn đầu đời.

Rất nhiều các “tập thể” ngoài kia muốn bạn bỏ đi suy nghĩ cá nhân. 

Để dập khuôn tư duy tập thể vào bên trong bạn.

Đó là lý do chúng ta ko thể hình thành được tư duy độc lập.

Những cái hộp, những cái khuôn khổ giáo điều có thể là

  • Gia đình

  • Hàng xóm

  • Trường học

  • Tôn giáo, tổ chức

  • Vùng miền, xã hội…

  • Nhà máy, công ty, xí nghiệp

Nhiều bạn mới đến sẽ thắc mắc, tại sao họ lại làm vậy?

Sẽ không quá khó để bạn thấy, rất nhiều con người ko lành mạnh, họ rất thích thao túng, điều khiển, kiểm soát người khác.

Họ muốn người khác nghe theo họ răm rắp, và ko được thắc mắc. Để đạt mục đích, hoặc khoái cảm kiểm soát, quyền lực của họ.

TRẠI SÚC VẬT

Khi đàn cừu cùng ngoan ngoãn, nghe lời răm rắp chủ trang trại, đi đúng hàng lối, suy nghĩ giống nhau. 

Ko được cãi, chủ lùa đi đâu là phải theo đó, ko phản kháng.

Lúc này, chủ trang trại là người được lợi. Được lông, và được thịt cừu.

Cừu tin rằng sứ mệnh của mình sinh ra là để làm hài lòng chủ trang trại. 

Chủ trang trại là chúa trời, chỉ cần “ngoan” và làm theo ý chủ, sẽ được ban phát đồ ăn, thức uống, được nuôi, có chỗ ở “miễn phí” cho mình.

Cừu cũng chỉ nghĩ được rằng, cái trang trại với những cái hàng rào này là “nhà” của mình.

Thế giới chỉ lớn bằng diện tích của cái trang trại.

Thế giới đã an bài, và sắp đặt hết rồi. Số phận của mình là làm cừu.

Khi bất cứ 1 con cừu nào có ý định tách đàn, nghĩ khác 1 chút, chưa cần đến chủ phải chửi mắng. 

Các đồng cừu khác, các con cừu kỳ cựu khác sẽ đứng ra “dạy bảo”, “góp ý” và “chỉnh” những con cừu “thích khác biệt” này.

Những đồng cừu này là “học sinh xuất sắc” của chủ trang trại, chúng thuộc lòng từng chữ những gì được chủ dạy trong sách nội quy trại súc vật.

Bạn có muốn biết điều số 1 trong nội quy là gì?

CẤM ĐƯỢC CÓ SUY NGHĨ CÁ NHÂN. CẤM ĐƯỢC KHÁC BIỆT VỚI CÁC ĐỒNG CỪU.

NHỮNG GÌ CHỦ DẠY LÀ CHÂN LÝ.

CÁI GIÁ CỦA TÌM LẠI BẢN THỂ CÁ NHÂN. 

Đến đây bạn sẽ nghĩ. Khác biệt khó quá. 

Cái giá phải trả quá lớn, tôi phải hi sinh “bạn bè”, và khó hòa nhập với số đông xung quanh. 

Phải chống lại sức ép từ xã hội.

Bạn thấy khó, bởi bạn đang chỉ nhìn thấy cái bạn MẤT trong ngắn hạn, chứ ko nhìn thấy cái bạn ĐƯỢC trong dài hạn.

Vậy xin phép bạn cho mình hỏi, cái giá của đánh mất bản thân, tù túng cả đời có lớn hơn gấp ngàn lần ko? 

Trong ngắn hạn, những người bạn đã từng cho là bạn, có thể chửi bạn, nói xấu bạn, vùi dập bạn. 

Có thể bạn sẽ đau lúc đầu, nhưng đây là cơ chế lọc bạn rất tự nhiên.

Lâu dần, mặt bạn dày hơn, cơ thể bạn bắt đầu săn chắc, tinh thần bạn dẻo dai hơn nhiều.

Như lá vàng trên cây rụng xuống, lá xanh mới lại mọc lên.

Cũng là cơ hội tốt để bạn thấy ai là bạn thực sự. 

Là dịp để bạn tò mò, quan sát xem, ai sẽ là người ko muốn bạn thay đổi tốt lên, sẽ khó chịu, sẽ chửi bạn, sẽ chỉ muốn bạn mãi ngu để cùng trung bình giống họ.

Khi bạn ko dám bộc lộ bản thân và suy nghĩ cá nhân, có lẽ những mối quan hệ xung quanh của bạn chưa chắc đã là thực. 

Với những người quen sự lệ thuộc vào số đông, đây có lẽ là 1 sự sợ hãi rất lớn. 

Nhưng với những người đam mê, yêu thích sự tự do và độc lập, đây là 1 món quà.

Trong dài hạn, bạn có sự tự do, có sự bình yên, và không gian để được là chính mình. 

Bạn sẽ cô đơn hơn 1 chút, nhưng tự do hơn rất rất nhiều.

Lúc này bạn mới dần kết nối lại được với con người thực sự bên trong bạn. 

Bước 1, sau khi nhận thức được vấn đề, bạn sẽ dám thoát ra khỏi nhà tù tư duy, giáo điều, của tổn thương tâm lý, thoát ra khỏi vùng an toàn để bay và trải nghiệm.

Bạn sẽ biết bạn thật sự khác biệt ở đâu, một cách hoàn toàn tự nhiên, ko cưỡng ép, bạn sẽ tự chủ động tìm ra giải pháp cho chính bạn.

Những người bạn mới, có cùng hệ tư tưởng, cùng góc nhìn ở nhiều khía cạnh sẽ xuất hiện và đi với bạn rất lâu.

BẠN KHÔNG CÔ ĐƠN NHƯ BẠN NGHĨ

Ngày trước mình cũng từng vô cùng sợ hãi, ko dám bộc lộ suy nghĩ cá nhân.

Lần đầu tiên mình chia sẻ suy nghĩ cá nhân, rất nhiều người “bạn” đã mỉa mai, móc mỉa mình là “ông già” và “giáo sư”, hoặc “sao deep thế”, “triết lý ghê”.

Đã nhiều lần mình chùn bước. Mình sợ ko có ai hiểu cho mình. Mình sợ ko ai chơi cùng. 

Vấn đề là, từ nhỏ tới lớn, bạn và mình ko hề có quyền được chọn cái tập thể mà chúng ta thuộc về.

Những tập thể xung quanh chúng ta thường rất random - hàng xóm, họ hàng bà con, trường học, công ty…

Chúng ta bị quẳng vào 1 nơi với những con người vô cùng ngẫu nhiên, ko hề biết họ có chung sở thích, chung trí hướng, chung mục tiêu, hệ tư duy tự do,… hay gì ko.

Vậy nên, những người xung quanh bạn chưa hẳn đã là bạn, họ chỉ là những người mà bạn quen mặt. - Đây là chủ đề cho 1 podcast/ bài viết khác nữa về bạn bè.

Nhưng sau khi thoát khỏi cái hộp, cái nhà tù nhỏ bé của địa lý vùng miền.

Mình ở nơi tự do hơn rất rất nhiều. Cộng với gấp nhiều lần kiến thức, trải nghiệm, thực hành, thành công và thất bại.

Mình nhận ra, thế giới này có vô số người “ko giống ai” - giống mình.

Chỉ là họ không DÁM cho người khác biết họ có những suy nghĩ “khác người”.

Đó là lý do mình tiếp tục viết bài, và làm podcast, cũng như sẽ viết sách về sau này, để thúc đẩy mọi người hãy DÁM khác biệt, dám là chính mình.

Bởi có thể những suy nghĩ của bạn rất chất lượng, và rất nhiều người muốn nghe, bạn sẽ giúp đỡ được rất nhiều người giống bạn, hoặc từng là bạn trong quá khứ.

Từ đó bạn cũng sẽ kết nối được với những người cùng “bộ lạc ko giống ai”, trong đó có mình.

Mình tin chúng ta đang ở thời đại văn minh, thời đại của tôn trọng sự khác biệt. 

Bạn và mình có thể ko đồng tình với nhau ở 1 vài khía cạnh, nhưng vẫn có thể làm bạn. 

Bạn có quyền lên tiếng nói ra suy nghĩ của riêng bạn, ko bị phạt, tẩy chay, vùi dập, đấu tố.

Sự khác biệt trong thời đại văn minh, nên được coi là 1 điều bình thường, được tôn trọng.

Thay vì khác thường và bị vùi dập.

Be weird. Be different. Be you.

Thanks for reading.